Ngày 9/7/2025
Trang chủ         |           Giới thiệu         |           Tranh tụng         |           Tư vấn         |           Tuyển dụng         |           Liên hệ
DANH MỤC
Tin, bài đáng chú ý
Hình sự
Dân sự
Đất đai - Nhà ở
Hôn nhân và Gia đình
Thừa kế
Doanh nghiệp
Lao động
Hành chính
Thuế - Ngân hàng
Thông báo
VITV
Đài truyền hình Việt nam
http://vnexpress.net
Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến
Báo Giáo dục

 

Visitors: 776762
Online: 13
Hình sự
5 điều cần nhớ để không vướng lao lý khi bắt kẻ cướp giật ( 29/6/2022 )

 

Nếu thấy một phụ nữ bị cướp giật tài sản, hô hoán nhờ trợ giúp, tên cướp có hung khí, tôi có được truy đuổi, đánh và khống chế kẻ gian không?

Tôi sợ bị quy tội hành hung, bắt người trái pháp luật.

Trong trường hợp nào, tôi được quyền bắt, ngăn chặn hành vi của những người vi phạm pháp luật?

Độc giả Danh Trọng

Luật sư tư vấn:

Giải đáp tâm tư của anh Trọng, luật sư Vũ Tiến Vinh (Công ty luật Bảo An, Hà Nội) cho hay Điều 4 Bộ luật Hình sự và Điều 5 Bộ luật Tố tụng hình sự cho phép "mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ tham gia phòng, chống tội phạm".

Tuy nhiên, luật sư Vinh lưu ý, khi khống chế, bắt giữ người phạm tội cần lưu ý 5 vấn đề sau:

Thứ nhất, pháp luật đòi hỏi việc chống trả (khống chế) một cách cần thiết với người có hành vi phạm tội. Trường hợp này được xác định là phòng vệ chính đáng và không phải là tội phạm (hành vi chống trả không phạm tội).

Người chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại (phạm tội) có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Trên thực tế, việc đánh giá, xác định có vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không sẽ không đơn giản bởi hành vi tội phạm xảy ra thường bất ngờ. Những người chứng kiến hoàn toàn bị động nhưng tình thế lại đòi hỏi việc chống trả phải tức thì, ngay lập tức. Do đó, trong khoảng thời gian rất ngắn đó, bạn rất khó để bình tĩnh suy nghĩ, lựa chọn xem hình thức, phương thức chống trả như thế nào để phù hợp với pháp luật, không vượt quá giới hạn cho phép.

"Trong một số ít trường hợp, việc xác định thế nào là cần thiết, giới hạn của sự cần thiết đến đâu là rất khó khăn, ranh giới giữa cần thiết và quá mức cần thiết là rất mong manh", luật sư Vinh nêu quan điểm.

Hai tên cướp bị người dân bắt.

Hai tên cướp bị người dân bắt.

Thứ hai, việc chống trả kẻ phạm tội là một hành động dũng cảm nhưng cũng rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của bản thân người chống trả cũng như của những người xung quanh thậm chí là chính nạn nhân. Kẻ phạm tội là bên chủ động, thường có hung khí và rất manh động, quyết liệt để thoát thân. Do vậy, việc chống trả thế nào để không bị thương tích hoặc nếu có thì cũng ở mức thấp nhất có thể là không đơn giản.

Thứ ba, thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm cho thấy có tình trạng sau khi bắt được tội phạm thì người dân vẫn tiếp tục đánh, thậm chí đánh hội đồng, điển hình là nhiều vụ dân làng vây bắt người trộm chó.

Luật sư Vinh nhận định, nếu kẻ phạm tội đã bị khuất phục, không thể gây nguy hiểm thêm nữa, việc người dân tiếp tục tấn công sẽ không còn cần thiết. Những hành động bạo lực lúc này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng.

Thứ tư, sau khi bắt được kẻ phạm tội, bạn cần báo ngay cho cơ quan pháp luật hoặc dẫn giải kẻ phạm tội (có thể trói tay, chân) đến cơ quan nhà nước gần nhất. Người dân không được đưa kẻ phạm tội về nhà riêng để giam giữ, uy hiếp.

Thứ năm, đồng thời với việc bắt giữ kẻ phạm tội, người dân cũng cần bảo vệ các vật chứng cần thiết, để sau này có căn cứ giải quyết. Đặc biệt, người dân không được hủy hoại hoặc chiếm đoạt phương tiện, tài sản của kẻ phạm tội mà phải giao nộp cho cơ quan pháp luật.

Hải Thư

Nguồn: https://vnexpress.net/5-dieu-can-nho-de-khong-vuong-lao-ly-khi-bat-ke-cuop-giat-4481118.html


Số lượt đọc: 3437
Gửi bài viết qua email In bài viết Gửi phản hồi
Các chuyên đề khác
• Có được tố cáo những việc 'không phải của mình'? ( 24/2/2025 )
• Thời gian tạm giam tối đa với người nghi phạm tội là bao ngày? ( 19/12/2024 )
• Người thuê dùng nhà vào việc phạm pháp, chủ nhà có bị liên đới? ( 19/9/2024 )
• Có phải dù đã bán nhà trọ, nếu có hoả hoạn người chủ đầu tiên vẫn liên đới? ( 12/6/2024 )
• Được trả nợ bằng tiền phạm pháp, có phải nộp lại? ( 4/6/2024 )
• Khách gọi xe đi đánh nhau, tài xế có bị phạt không? ( 4/6/2024 )
• Bị tố giác tội phạm nhưng đang đi công tác, có bị coi là bỏ trốn? ( 27/5/2024 )
• Được miễn trách nhiệm hình sự khác gì vô tội? ( 18/1/2024 )
• Con gây tai nạn khi chưa đủ tuổi lái xe máy, có phải cha mẹ sẽ bị phạt tù? ( 9/12/2023 )
• Đòi tiền thế nào khi không biết địa chỉ người vay? ( 30/10/2023 )
Liên kết
Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Ngày 9/7/2025
Trang chủ         |           Giới thiệu         |           Tranh tụng         |           Tư vấn         |           Tuyển dụng         |           Liên hệ
CÔNG TY LUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Phòng 302 tòa nhà số 11 ngõ 183 Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.6276 4938,  Mobile/Zalo: 0945 888 668 
Email: luatbaoan@gmail.com
website: http://www.luatbaoan.vn - http://luatbaoan.com.vn - http://luatbaoan.com
Thiết kế web bởi haanhco.,ltd